Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu,… mà còn dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Việc hiểu rõ về bệnh, xác định chính xác nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn có cách điều trị viêm loét dạ dày  – tá tràng hiệu quả hơn.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày và tá tràng bị tổn thương, tạo thành các ổ viêm loét trên thành dạ dày.Các vết loét có thể lan rộng và sâu hơn, gây ra phản ứng với các mô liên quan, làm xuất huyết và thủng dạ dày hoặc biến chứng thành bệnh polyp dạ dày nếu không được kiểm soát tốt.

Viêm loét dạ dày tá tràng khiến cho người bệnh có các cơn đau âm ỉ, đau quặn nặng nhẹ tùy mức độ bệnh. Các triệu chứng thường đến rồi đi tự nhiên khiến người bệnh khó phát hiện. Khi các triệu chứng rõ rệt và xuất hiện dày đặc thì bệnh tình khi đó đã ở mức độ nặng.

viem-loet-da-day-ta-trang
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở mỗi trường hợp bệnh nhân không giống nhau. Tuy nhiên, đa phần người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ gặp các biểu hiện bệnh như:

  • Đau bụng: Cơn đau chủ yếu nằm ở vùng giữa rốn và xương ức. Cơn đau đến âm ỉ hoặc nóng rát. Người bệnh cảm giác đau như có vật nhọn đâm vào. Xuất hiện khi bụng rỗng, đang ngủ.
  •  Căng chướng bụng, đầy hơi.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Khi ợ xong bụng đỡ khó chịu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Cồn cào ruột gan, nhộn nhạo bụng, ăn uống không ngon miệng.
  • Sụt cân không lý do.

Các trường hợp bệnh nhẹ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Chảy máu vết loét dạ dày
  • Thủng dạ dày
  • Tắc nghẽn thức ăn, khó khăn trong tiêu hóa
  • Phân có màu đen sậm, lẫn máu
  • Nôn ra máu
  • Mệt mỏi, dễ ngất xỉu.

Với các trường hợp bệnh nhân diễn biến nặng, chảy máu kéo dài cần được cầm máu, nội soi xác định vị trí vết thương và xử lý nhanh chóng, tránh nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày có thể do các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm khuẩn HP thời gian dài
  • Viêm dạ dày cấp tính không được điều trị dứt điểm
  • Người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh chống viêm chứa steroid (NSAIDs) như: aspirin, ibuprofen, naproxen, etodolac,…
  • Hút nhiều thuốc lá
  • Một số nguyên nhân khác như: u bài tiết gastrin, chiếu xạ, bệnh Crohn,…

Chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp cần chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể sử dụng một số kỹ thuật như:

  • Barium X – quang đường tiêu hóa
  • Nội soi đường tiêu hóa (qua đường miệng hoặc mũi)

Trong đó, nội soi thường được sử dụng hơn và đem tới kết quả chính xác hơn. Không những thế, phương pháp này còn giúp sinh khiết khuẩn HP cho người bệnh, tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

bien-chung-loet-da-day
Bệnh viêm loét đại tràng nếu k được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe con người

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Dùng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày là cách được sử dụng phổ biến nhất. Khi xác định được bệnh, bác sĩ có thể kể cho bạn một số loại thuốc như:

  • Thuốc trị H.pylori: Loại thuốc diệt khuẩn Hp, ngăn ngừa sự lan rộng của các vết loét, làm giảm các nguy cơ ung thư dạ dày (Levofloxacin, Clarithromycin, Amoxicillin, Tetracycline,…).
  • Thuốc trung hòa acid, giảm nồng độ H2 (Maalox, Mylanta, Amphojel,…).
  • Thuốc ức chế PPi, bơm proton điều trị viêm loét dạ dày tá tràng (Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole,…).

Ngoài các loại thuốc tây y nhằm ức chế bệnh, giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng trên, người bệnh có thể tham khảo thêm các sản phẩm điều trị dạ dày có nguồn gốc thiên nhiên như:

Dù lựa chọn uống thuốc đau dạ dày bất kỳ , trước tiên người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín khám và chẩn đoán bệnh cụ thể. Tuân thủ đúng chỉ định – chống chỉ định từ bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả nhanh và an toàn nhất. 

Hi vọng những kiến thức cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh và có biện pháp đề phòng, phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*