Vi khuẩn Vibrio Cholerae gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Credit: Rocky Mountain Laboratories,NIAID,NIH Color-enhanced scanning electron micrograph showing Salmonella typhimurium (red) invading cultured human cells.

Vi khuẩn Vibrio Cholerae là một trong những loại vi khuẩn có thể khiến bệnh nhân bị buồn nôn, mất nước và là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tả. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin về vi khuẩn này, giúp bạn nhận biết dấu hiệu nhiễm khuẩn và có cách điều trị kịp thời.

Những thông tin cần biết về Vi khuẩn Vibrio Cholerae

Đặc điểm của vi khuẩn Vibrio Cholerae

Vi khuẩn Vibrio Cholerae hay còn gọi là vi khuẩn tả, gây thừa axit dạ dày và bệnh tả. Đây là loại vi khuẩn gram âm, tồn tại trong đường ruột, phân người và động vật. Vi khuẩn này có các đặc điểm như sau:

vi-khuan-Vibrio-Cholerae
Vi khuẩn Vibrio Cholerae khi xâm nhập vào cơ thể thường gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa như: viêm đường ruột, viêm đại tràng, dạ dày…
  • Có hình que cong và có dấu phẩy lên, có khả năng di động.
  • Không sinh ra nha bào.
  • Đây là vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối, khó phát triển ở môi trường nuôi cấy thông thường và rất dễ phát triển ở môi trường có độ kiềm cao như muối, môi trường nước, thức ăn như ở cá, cua. Vi khuẩn Vibrio Cholerae có thể chịu được nhiệt độ rất tốt nhưng lại dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 80 độ C trong 5 phút hoặc các hóa chất diệt khuẩn như axit.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Vibrio Cholerae

Theo hỏi bác sĩ 24h – Chuyên trang chia sẻ kiến thức về chăm sóc sức khỏe uy tín: khi nhiễm khuẩn Vibrio Cholerae, bệnh nhân sẽ trải qua quá trình ủ bệnh khoảng 5 ngày. Sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ rệt có thể kể đến như:

  • Đầy bụng, tiêu chảy khi bệnh vừa khởi phát.
  • Trong thời kỳ toàn phát, bệnh nhân sẽ bị đi ngoài liên tục, nhiều lần trong ngày. Đồng thời, phân sẽ bị rối loạn, ban đầu phân lỏng, về sau toàn nước, có màu đục như màu nước vo gạo. Lúc này, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Vibrio Cholerae sẽ bị buồn nôn, không bị sốt.
  • Khi nhiễm khuẩn Vibrio Cholerae diễn biến nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị mất nước, giảm điện giải, mệt lả, suy nhược cơ thể. Sau đó, khoảng 1 – 3 ngày sau thì bệnh nhân sẽ hồi phục nếu được bù đủ nước.

Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Vibrio Cholerae

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn Vibrio Cholerae là do:

  • Uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, có chứa vi khuẩn Vibrio Cholerae.
  • Thường xuyên ăn trái cây tươi sống, rau sống, các món gỏi, nem chua, thịt tái hoặc ăn những loại thực phẩm khác chưa qua nấu chín.

Vi khuẩn Vibrio Cholerae gây bệnh gì?

Khuẩn Vibrio Cholerae có thể lây qua đường tiêu hóa, thông qua đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh. Việc nhiễm khuẩn Vibrio Cholerae có thể lây qua điều kiện tự nhiên và gây ra một số bệnh sau:

  • Gây ra bệnh tả: Vi khuẩn Vibrio Cholerae khi đi vào đường ruột có thể gây độc tố, làm giảm ion Na+ và tăng khả năng sản sinh ra ion Cl-, làm thừa axit dạ dày và gây ra bệnh tả.
  • Ngoài ra, vi khuẩn này còn khiến cho người bệnh bị buồn nôn, mất nước, giảm điện giải và có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Các phương pháp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Vibrio Cholerae

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, hiện nay, phương pháp xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn là cách phổ biến và mang lại kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Theo đó, mẫu phân sẽ được lấy trước khi tiến hành xét nghiệm khoảng 2 tiếng. Các thủ thuật xét nghiệm phân bao gồm:

vi-khuan-Vibrio-Cholerae
Người bệnh cần phát hiện và điều trị vi khuẩn Vibrio Cholerae sớm nhất để tránh những hệ lụy nguy hiểm khôn lường
  • Soi tươi phân bằng nước muối sinh lý: Khi dùng phương pháp này, các bác sĩ thường kết hợp với cách nhuộm gram. Nếu thấy trên lam nhuộm gram có vi khuẩn hình que, hơi cong hình dấu phẩy và bắt gram âm thì đó là vi khuẩn Vibrio Cholerae.
  • Nuôi cấy tìm khuẩn Vibrio Cholerae: Đây là phương pháp cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Quy trình nuôi cấy tìm khuẩn Vibrio Cholerae diễn ra như sauPhân của bệnh nhân sẽ được cấy vào môi trường pepton kiềm, sau đó nuôi cấy phân lập vào môi trường TCBS hoặc thành kiềm. Sau khi nuôi cấy, đĩa thạch sẽ được ủ trong tủ khoảng 24 tiếng ở nhiệt độ 35 – 37 độ C. Sau khi ủ xong, các bác sĩ sẽ quan sát để xác định được tính chất sinh vật, tính chất hóa học của vi khuẩn Vibrio Cholerae. Cuối cùng là thực hiện phản ứng ngưng kết trên lam kính để chẩn đoán vi khuẩn này.
  • Phương pháp PCR: Phương pháp này được thực hiện để xác định gen của khuẩn Vibrio Cholerae. Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số phương pháp khác như tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu.

Cách phòng và điều trị nhiễm vi khuẩn Vibrio Cholerae

Để phòng tránh nhiễm khuẩn Vibrio Cholerae và ngừa bệnh tả, bạn nên bỏ túi ngay những lưu ý sau:

  • Vì vi khuẩn tả thường gây ra các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, bệnh dạ dày nên người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc dạ dày giúp tiêu viêm, kháng khuẩn như: thuốc chữa dạ dày chữ y, thuốc trị dạ dày chữ p, thuốc dạ dày nhất nhất…
  • Nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm và sau khi tiếp xúc với động vật như gà, lợn, bò, chó, mèo.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách ăn chín, uống sôi, không ăn những đồ sống như gỏi, rau sống, chọn thực phẩm và nguồn nước đảm bảo vệ sinh.
  • Khử trùng nguồn nước bằng cách dùng clo để tránh nhiễm vi khuẩn Vibrio Cholerae và tránh bị thừa axit dạ dày.
  • Xử lý phân của người bị nhiễm khuẩn Vibrio Cholerae theo quy định bằng cách đi vệ sinh đúng chỗ, không thải ra ao hồ, sông ngòi. Đặc biệt là quần áo của bệnh nhân nhiễm khuẩn này nên được xử lý qua javen.
  • Đeo găng tay khi xử lý phân của động vật và cần rửa xà phòng lập tức sau khi xử lý.

Ngoài ra, để điều trị nhiễm khuẩn Vibrio Cholerae, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh diệt khuẩn, bổ sung nước, điện giải kịp thời qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.

Như vậy, với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về vi khuẩn Vibrio Cholerae. bên cạnh đó, khi thấy cơ thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn Vibrio Cholerae, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa bệnh kịp thời.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*