Vi khuẩn Salmonella: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Vi khuẩn Salmonella là một loại vi khuẩn có sức sống cao, tồn tại trong đường ruột. Khi nhiễm khuẩn Salmonella, người bệnh có thể bị tiêu chảy, sốt cao, đau bụng, nổi mẩn đỏ, thậm chí là gây ra các bệnh nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm não. Do đó, việc tìm hiểu và phát hiện sớm sẽ giúp điều trị bệnh kịp thời.

Tổng quan về vi khuẩn Salmonella

Vi khuẩn Salmonella là gì?

Vi khuẩn Salmonella là loại vi khuẩn thường tồn tại trong đường ruột, gây viêm nhiễm đường ruột, từ đó có thể gây bệnh viem da day cap tinh. Khi bị viêm nhiễm đường ruột do khuẩn Salmonella, bệnh nhân sẽ tự khỏi sau 4 – 7 ngày nhưng cũng có những trường hợp bệnh không thể tự khỏi mà cần có sự can thiệp của y học.

Thông thường, vi khuẩn Salmonella có sức sống rất cao, có thể chịu được lạnh. Ợ môi trường nước đá, vi khuẩn này sống được 2 – 3 tháng, còn ở nước thường, vi khuẩn này có thể sống hơn 1 tháng, trong phân thì sống được khoảng 2 tháng còn trong rau quả thì sống được 5 – 10 ngày. Tuy nhiên, vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ từ 55 độ C trở lên, trong vòng 30 phút, cồn 90 độ, các chất khử trùng thông thường.

vi-khuan-Salmonella
Vi khuẩn Salmonella là tác nhân chính gây nên các bệnh về hệ tiêu hóa

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Salmonella

Trong khoảng thời gian 12 – 72 giờ sau khi phơi nhiễm với khuẩn Salmonella, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện rõ rệt như:

  • Tiêu chảy: Biểu hiện cụ thể nhất của tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn Salmonella là đi ngoài phân lỏng, phân sền sệt có màu vàng nâu, có mùi có chịu, đi ngoài nhiều lần (5 – 6 lần/ ngày) và đôi khi có máu trong phân.
  • Sốt cao: Bệnh nhân nhiễm khuẩn Salmonella thường bị sốt cao với cường độ liên tục (sốt khoảng 39 – 40 độ).
  • Đau quặn bụng, đầy hơi, sôi bụng.
  • Nhức đầu, ù tai, mất ngủ, nói ngọng.
  • Phát ban, nổi mẩn.
  • Khi nhiễm vi khuẩn Salmonella diễn biến nặng hơn, tay của bệnh nhân sẽ bị run, người nằm bất động, li bì, hôn mê, mặt đờ đẫn. Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn Salmonella có thể gây tử vong.

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella

Theo các nghiên cứu khoa học, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn Salmonella nhưng nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Ăn những thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn Salmonella như thịt bò, gia cầm, trái cây, uống nguồn nước ô nhiễm.
  • Do lây lan giữa người với người do sau khi đi vệ sinh không rửa tay.
  • Do thường xuyên tiếp xúc với động vật bị nhiễm khuẩn Salmonella.

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì?

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, vi khuẩn Salmonella có thể làm cho bệnh nhân bị sốt cao kéo dài và có thể gây ra các biến chứng khó lường như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng này khiến cho niêm mạc đường ruột bị bào mòn, làm cho vi khuẩn Salmonella dễ xâm nhập vào các ổ viêm, từ đó làm chảy máu dạ dày và có thể gây viêm dạ dày cấp.
  • Thủng ruột: Khi khuẩn Salmonella xâm nhập vào đường ruột, nó sẽ tấn công các ổ viêm loét và gây nên tình trạng thủng ruột.
  • Viêm cơ tim, viêm não: Sau khi khuẩn Salmonella xâm nhập vào đường ruột, chúng sẽ đi theo máu lên tim, não, làm cho các cơ quan này bị tổn thương, từ đó làm viêm cơ tim, viêm não và có thể dẫn đến tử vong.
vi-khuan-Salmonella-gay-benh-gi
Vi khuẩn Salmonella gây các bệnh về hệ tiêu hóa, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người

Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella

Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella, bạn nên thực hiện những nguyên tắc dưới đây.

  • Nên rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn/ chế biến các món ăn, sau khi thay tã cho trẻ em hoặc sau khi chạm vào động vật.
  • Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không ăn các đồ sống như trứng gà sống, gỏi, nem chua.
  • Không nên uống sữa chưa qua tiệt trùng để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella.
  • Rửa sạch các vật dụng nấu ăn ngay sau khi sử dụng, đặc biệt là sau khi giết thịt động vật để tránh lây nhiễm chéo.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ 6 tháng/ lần.

Chẩn đoán và điều trị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Nhiễm khuẩn Salmonella thường được các bác sĩ tiến hành chẩn đoán bằng cách xét nghiệm phân. Đây là căn bệnh nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể tự hồi phục mà không cần đến các biện pháp can thiệp y tế nhưng nếu bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kê cho thuốc kháng sinh như thuốc gastropulgite,  ampicillin, chloramphenicol để điều trị kết hợp với việc uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước.

Trên đây là những chia sẻ thông tin về vi khuẩn Salmonella. Với những thông tin đó, hy vọng bạn sẽ có cách xử lý kịp thời khi nhiễm vi khuẩn này. Tuy nhiên, bạn nên đến cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp, giúp trị bệnh ăn toàn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*