Những điều cần biết khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hay trúng độc là tình trạng người bệnh ăn hoặc uống phải những loại thực phẩm nhiễm độc hay nhiễm bẩn. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm xuất hiện rất nhanh ngay sau khi ăn vài phút hoặc vài ngày tùy theo khối lượng thực phẩm tiêu thụ vào cơ thể. Những trường hợp ngộ độc nặng có thể gây tử vong.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm

Người bị ngộ độc thực phẩm thường gặp phải các triệu chứng tương đồng với triệu chứng viêm đại tràng mãn tính như:

  • Người mới ăn xong và khó chịu ngay sau đó
  • Quan sát thực phẩm thừa có biểu hiện nghi ngờ như thức ăn để lâu ngày, ôi thiu, có mùi lạ,…
  • Cùng một lúc có từ hai người trở lên có biểu hiện triệu chứng tương tự giống nhau sau khi sử dụng thực phẩm đó như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy,…Trong khi những người khác không ăn thì vẫn bình thường.
ngo-doc-thuc-pham
Khi ăn phải những thức ăn không rõ nguồn gốc sẽ dễ gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm

Tùy thuộc vào lượng đồ ăn mà người nhiễm độc dung nạp vào cơ thể bao nhiêu mà các triệu chứng và biểu hiện có thể từ nhẹ đến nặng. Những biểu hiện mà người bệnh sẽ gặp sau khi bị ngộ độc thực phẩm như:

  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Đau bụng quằn quại
  • Buồn nôn, nôn mửa

Những người bị ngộ độc nặng có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Mất nước
  • Rối loạn thần kinh: chóng mặt, nhìn mờ, nói khó, nói ngọng, tê liệt cơ, đau đầu, co giật.
  • Rối loạn tim mạch: tim đập nhanh, loạn nhịp tim, khó thở, tụt huyết áp
  • Tiêu chảy nhiều lần có lẫn máu và chất nhầy trong phân
  • Tiểu ít
  • Đau tức ngực, cổ và vòm họng
  • Sức đề kháng kém: thường xảy ra ở đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi, người già, người cao tuổi, người đang sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch, người bị suy dinh dưỡng, người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như bệnh dạ dày, người bị bệnh đau đại tràng, đại tràng polyp, rối loạn sắc tố, bệnh gan

Các cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi bản thân hay những người thân xung quanh bị ngộ độc thực phẩm, thì trước tiên bạn cần phải hết sức bình tĩnh và thực hiện theo những bước sau đây:

cach-dieu-tri-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham
Cách sơ cứu và điều trị khi bị ngộ độc thực phẩm

Bước 1: Gây nôn

  • Để hạn chế các độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể nhanh nhất thì bạn cũng cần nhanh chóng gây nôn đối với những trường hợp không buồn nôn để kích thích người bị ngộ độc nôn ra hết những thức ăn gây ngộ độc bệnh nhân đã ăn phải.
  • Người bệnh nên cố gắng nôn hết phần thức ăn ra ngoài. Để cho hết thức ăn ra ngoài, bạn có thể áp dụng cách rửa tay thật sạch, sau đó đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích người bệnh nôn thức ăn ra bên ngoài.
  • Trong khi tiến hành gây nôn cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê cao hơn để khi thức ăn bị nôn ra sẽ không trào ngược vào phổi hoặc bị ngạt.
  • Đặc biệt, những người đang hôn mê thì tuyệt đối không được tiến hành phương pháp này sẽ dễ gây sặc và ngạt thở.

Bước 2: Cho người bệnh uống thật nhiều nước và nghỉ ngơi

Người bệnh sau khi loại bỏ được phần thức ăn nhiễm độc ra ngoài, cơ thể sẽ mất rất nhiều nước. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung nước bằng cách uống thật nhiều nước lọc hoặc uống dung dịch oresol để bù lại lượng nước mất đi.

Bước 3: Gọi cấp cứu 115 để đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất

Mặc dù đã tiến hàng sơ cứu ban đầu nhưng không tránh khỏi một lượng chất độc hay độc tố ngấm vào người, dẫn đến bệnh có thể diễn biến mạnh hơn. Vì vậy, cần đưa bệnh nhân đến tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và theo dõi điều trị kịp thời.

Các cách xử lý nên làm khi phát hiện ngộ độc và sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:

  • Giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ nhiễm độc, bao gồm cả những thông tin về nhãn mác để xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.
  • Trong trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm thì cần báo ngay với cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ quan y tế dự phòng nơi xảy ra sự việc để được kịp thời chuẩn bị nhân lực và đối phó với những trường hợp bị ngộ độc và kịp thời ngăn chặn tình trạng độc tố tiếp diễn.

Trên đây là tổng hợp những bước chi tiết về cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh cần phải làm để bảo vệ sức khỏe và hạn chế những nguy hiểm đến sức khỏe và làm gia tăng trầm trọng hơn các triệu chứng cho cơ thể người bệnh. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*